cây tràm cừ

Tất tần tật kiến thức về cây tràm cừ Để lại Bình luận

Tràm cừ hay còn gọi là tràm nước cũng là một trong những loại cây trồng ngắn hạn tại Việt Nam. Vậy loại cây này có đặc điểm ra sao và ứng dụng gì trong đời sống và kinh tế. Hãy cùng đồ gỗ Hoàng Vân tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Cây tràm cừ là gì

Cây tràm cừ là một loại cây lâm nghiệp lâu năm cùng dòng với chi Tràm. Đây là loại cây thân gỗ, có vỏ mềm, lá dẹt màu xanh. Đa số phân bổ tại đất nước Australia cùng với một số nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Cây tràm cừ ở nước ta còn có tên gọi khác là cây tràm nước, được trồng nhiều tại các khu rừng ngập mặn Đồng Tháp, Cà Mau, Bến Tre,…

Cây tràm cừ là gì

 

Đặc điểm cây tràm cừ

  • Bởi bản chất sống của cây tràm cừ nên chúng có khả năng sống được tại các vùng có độ mặn cao, độ Ph 3,5 – 6  như rừng ngập mặn.
  • Thân cây tràm cừ thường thẳng và rất dẻo dai
  • Thời gian sinh trưởng ngắn có thể thu hoạch sớm chỉ từ 3-4 năm
  • Độ cao trung bình mỗi năm có thể đặt tối đa từ 3 đến 4 mét, đường kính có thể đạt từ 6 đến 12 cm
  • Lá có hình bầu dục, màu xanh, có chiều dài tầm 1 cm và rộng 6 cm khi cây trưởng thành
  • Quả tràm nước có nhiều hạt nhỏ và nhẹ hơn so với các loại cùng họ nên dễ phát tán và sinh trưởng hơn
Đặc điểm cây tràm cừ
Đặc điểm cây tràm cừ

Các loại cây tràm cừ

  • Trong xây dựng, tràm cừ được sử dụng làm cọc giúp gia cố các nền móng ở các công trình xây dựng. Ngoài ra, tràm cừ cũng được sử dụng để dựng nhà, xây cầu hay gia cố bờ kè hạn chế sụt lở đất.
  • Trong y học, lá tràm cừ cũng được tận dụng để chiết xuất tinh dầu hỗ trợ điều trị các bệnh như ho, sát khuẩn, bệnh ngoài da,… Ngoài ra, tác dụng của tinh dầu tràm còn giúp ngăn ngừa bệnh cảm cho cả người lớn và trẻ em.
  • Trong công nghiệp, đồ mỹ nghệ thì cây tràm cừ được các thợ mộc tạo thành những vật dụng có giá trị sử dụng đến giá trị kinh tế như bàn ghế, tủ kệ,… Không những thế tràm cừ cũng góp một phần nhỏ trong thành phần tạo nên giấy viết hiện nay.
  • Trong hệ sinh thái, cây tràm cừ giúp xây dựng khu bảo tồn, hệ sinh thái thiên nhiên tạo nên nhà cho nhiều động vật hoang dã, quý hiếm tạo nên giá trị văn hóa và tinh thần cho đất nước.
  • Ngoài ra, cây tràm nước còn có ý nghĩa lớn đối với người dân miền Tây, đây được xem như đặc sản ở nơi đây và là một trong những loại gỗ thiết yếu giúp trám ghe, dựng cầu khỉ hay cầu tạm.

Rừng tràm cừ ở nước ta

Rừng tràm
Rừng tràm U Minh
  • Rừng U Minh là tên gọi quen thuộc của hai khu rừng U Minh Thượng có diện tích khoảng 8.053 hecta nằm tại Kiên Giang và U Minh Hạ tổng diện tích khoảng 8.286 hecta thuộc tỉnh Cà Mau.
  • Tỉnh An Giang thì có rừng tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên với diện tích 850 hecta. Đa số tràm ở đây đều trên 10 tuổi và đạt độ cao trên 8m.
  • Tại Long An thì nổi tiếng với rừng tràm Tân Lập với diện tích chỉ khoảng 135 hecta.
  • Nhắc đến rừng tràm tại Đồng Tháp thì mọi người hay gọi với các dân dã Xẻo Quýt với tổng diện tích rừng tại đây chỉ khoảng 50 hecta thì có 20 hecta là tràm. Ngoài ra, tại tỉnh này cũng có một rừng tràm lớn hơn tên là Gáo Giồng với diện tích 1.657 hecta, tràm trên 10 tuổi chiếm khoảng 300 hecta được trồng từ những năm 1985.
Rừng Tràm Tân Lập
Rừng Tràm Tân Lập

Như vậy, tràm cừ là một trong những loại cây vừa phục vụ cho đời sống vừa có giá trị về kinh tế. Hy vọng với những chia sẻ về cây tràm cừ của đồ gỗ Hoàng Vân sẽ giúp bạn thêm thông tin về giống cây tràm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *