tinh dầu gỗ tràm

Tinh dầu gỗ tràm – Hương liệu trị bệnh từ thiên nhiên Để lại Bình luận

Gỗ tràm có nhiều giống cây khác nhau, trong đó có loại tràm hay còn có tên gọi khác là chè đồng hay chè cay, chè gió là cây mọc hoang nhiều ở nước ta. Cây tràm này chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn nhiều. Để hiểu rõ hơn về loại tràm này và các tác dụng từ tinh dầu gỗ tràm hãy cùng Hoàng Vân tìm hiểu trong bài viết này.

Tinh dầu gỗ tràm
Tinh dầu gỗ tràm

Nguồn gốc tinh dầu gỗ tràm

Khu vực phân bổ

Tinh dầu gỗ tràm có nguồn gốc từ những loại cây tràm dại mọc nhiều ở Việt Nam hay có tên gọi là Tràm gió.

  • Ở khu vực miền Nam, tràm mọc phổ biến tại các tỉnh có đất ngập mặn như Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang hay Đồng Tháp,…
  • Khu vực miền Bắc Tràm lại được mọc nhiều tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh và vùng núi Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
  • Hiện nay, do nhu cầu tinh dầu gỗ thiên nhiên ngày càng được nhiều nên tại khu vực Thừa Thiên Huế người dân đã tổ chức trồng loại cây này vừa giúp phủ xanh vừa giúp cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất, gia tăng phát triển kinh tế.
  • Ngoài ra, tràm còn mọc tại một số nước láng giềng như Campuchia, Malaysia, Indonesia và khu vực miền Nam Trung Quốc,…

Đặc điểm

  • Cây Tràm gió chiết xuất tinh dầu gỗ mọc theo dạng bụi, có chiều cao tối đa từ 4-5m. Khi cây còn non, lớp vỏ bóng mượt, khi trưởng thành vỏ trở nên cứng và sần sùi.
  • Lá của loại cây này mọc so le, cuống lá màu xanh ngả vàng. Khi lá non thì mỏng và mềm nhưng khi già sẽ cứng và giòn.
  • Hoa của loại cây này có màu trắng hay ngả vàng nhạt, mọc chùm bông tại đầu cành (hoa không cuống). Từ đây, lá lại tiếp tục mọc ra từ hoa nên hoa tràm được nằm giữa cành và lá.
  • Tràm gió cũng có quả dạng nang, cứng và có 3 ngăn hình tròn với kích thước đường kính tầm 13mmm, đỉnh cụt.

Cách tinh chế

  • Vào cuối mùa hạ, đầu mùa thu (tháng 5 đến tháng 8 dương lịch) là thời điểm thích hợp để thu hoạch sẽ cho ra tinh dầu rất chất lượng. Sản xuất tinh dầu tràm chủ yếu từ là và cành tràm, trong đó lá già tích tụ nhiều tinh dầu nhất và cành non thì nên cắt khoảng 30cm.
  • Sau khi hái thì đem vào lò để chưng cất – một lò thường có dung tích 1000 lít (sử dụng từ 8 tạ đến 1 tấn lá và cành tràm).
  • Trong vòng 5 tiếng đun thì có 2 tiếng đun lửa lớn cho sôi đến hơn 120 độ C thì tinh dầu sẽ được bung ra và đi theo nước qua hệ thống làm lạnh thì nước bị giữ lại, chìm xuống và tinh dầu sẽ nổi lên.
  • Sau khi dầu Tràm được lọc sẽ được đóng vào chai và cho vào hộp có nhãn hiệu.

Công dụng

Kháng khuẩn

Trong tinh dầu tràm có chứa α-Terpineol – một trong những thành phần quan trọng nhất mà cây tràm gió sở hữu. Loại chất này có khả năng diệt khuẩn, kháng nấm rất tốt nên khi sử dụng cho các bé sẽ hỗ trợ một phần loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Không những vậy, bạn có thể sử dụng tinh dầu gỗ tràm, nhỏ vào một chén nước nóng ở góc nhà giúp thanh lọc không khí và mang lai hương thơm dễ chịu.

Hỗ trợ sức khỏe

Không những giúp bé tránh được các loại bệnh vặt mà tinh dầu gỗ thiên nhiên còn hỗ trợ các bé hấp thụ chất dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe một cách hiệu quả.

Cải thiện các vết thương

Một trong những công dụng được các bà mẹ cực kỳ yêu thích từ tinh dầu gỗ tràm là giúp làm mờ sẹo, phục hồi và ngăn ngừa khỏi những nhiễm trùng có hại đối với các vết thương do thủy đậu, mụn nhọt hay phát ban hoặc do côn trùng cắn.

Giúp máu lưu thông tốt hơn

Kích thích tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch, tiết ra các hormone có lợi cho cơ thể là một trong những công dụng khác từ tinh dầu tràm.

Trị cảm

Hầu hết khi còn nhỏ các bé đều thường xuyên bị sổ mũi hay cảm cúm mỗi khi thời tiết chuyển lạnh. Khi gặp những trường hợp như vậy, các mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào một chiếc khăn, quấn cổ cho bé giúp giữ ấm, giảm tình trạng khó thở hiệu quả.

Đối với người lớn, bạn có thể bôi trực tiếp lên vùng cổ hoặc ngửi, sẽ giúp mũi thông và mang lại cảm giác dễ chịu.

tinh dầu tràm
Hỗ trợ trị bệnh cảm ở người lớn và trẻ nhỏ

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu gỗ tràm

Đối với trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ rất mong manh và dễ dàng gặp tình trạng dị ứng khi sử dụng một loại chất nào đó quá liều lượng và dầu tràm cũng vậy. Để mang lại hiệu quả cao nhất và không ảnh hưởng đến bé thì các bác sĩ đã khuyến cáo sử dụng như sau:

  • Khi tắm hay xông hơi cho bé thì sử dụng từ 3-4 giọt
  • Massage cho bé sử dụng 1 giọt là đủ
  • Sử dụng để thoa vào vết thương côn trùng cắn cũng sử dụng 1 giọt
  • Nên tránh sử dụng trực tiếp các vùng da nhạy cảm như cổ, mũi hay da mặt, bộ phận sinh dục của bé
  • Không cho bé nghịch, nên để nơi cao ráo
  • Tránh lạm dụng, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết
  • Chỉ sử dụng để bôi không uống

Đối với người lớn

  • Pha tắm sử dụng 4-5 giọt
  • Xông tinh dầu từ 3-4 giọt
  • Xoa bóp 1-2 giọt
  • Không sử dụng tại các vùng da nhạy cảm
  • Tránh lạm dụng, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết
  • Chỉ sử dụng để bôi không uống

Hy vọng với những chia sẻ của đồ gỗ Hoàng Vân về tinh dầu gỗ tràm sẽ giúp bạn có hiểu rõ công dụng cũng như cách sử dụng loại tinh dầu này một cách hợp lý nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *