quy trình sản xuất gỗ tự nhiên

Quy trình sản xuất gỗ tự nhiên Để lại Bình luận

Quy trình sản xuất gỗ tự nhiên đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng 70% đến độ bền, tuổi thọ của sản phẩm nội thất. Nói cách khác, để có được những món nội thất chất lượng, cao cấp, sang trọng và có độ bền cao với thời gian thì các nhà sản xuất cần phải chú trọng và đảm bao ngay từ đầu ở khâu tuyển chọn nguyên vật liệu, sấy khô và tẩm ướp phụ gia bảo quản… Dưới đây là quy trình sản xuất gỗ tự nhiên đạt chuẩn, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Quy trình sản xuất gỗ tự nhiên đạt chuẩn

Sơ chế gỗ tự nhiên là bước bắt buộc mà các nhà sản xuất cần phải làm nhằm nhằm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nội thất. Việc bỏ qua hay thiếu sót bất kỳ bước nào cũng sẽ ảnh hưởng đến độ bền cũng như làm tăng nguy cơ bị tấn công bởi mối mọt và bị tình trạng cong vênh do tác động môi trường bên ngoài. Dưới đây là quy trình sản xuất gỗ tự nhiên đạt chuẩn:

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Đây là khâu rất quan trọng, nhằm đảm bảo được sự chủ động về nguyên liệu và ổn định về giá cả cho các sản phẩm gỗ của xưởng. Những cây gỗ đủ tuổi trong khu rừng sẽ được phép khai thác và cắt hạ thành những khối gỗ trụ tròn, sau đó được vận chuyển về bãi gỗ của xưởng, tại đây quá trình chọn lọc và kiểm tra gỗ sẽ được diễn ra, nhằm phân loại chúng thành các nhóm như: gỗ đẹp, gỗ tầm trung, gỗ kém chất lượng để phục vụ cho những mục đích khác nhau. Thường thì những cây gỗ tròn trước khi được vận chuyển đến xưởng để chế biến sẽ có thời gian khô tự nhiên như vậy sẽ giảm được chi phí trong quá trình tẩm sấy sau này.

Nên khai thác những cây gỗ đủ tuổi để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm nội thất sau này
Nên khai thác những cây gỗ đủ tuổi để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm nội thất sau này – Ảnh: Internet

2. Xử lý gỗ nguyên liệu

Bước 1: Xẻ gỗ

Khối gỗ tròn sau khi đã phân loại sơ bộ sẽ được tiến hành xẻ thành những phôi gỗ theo kích thước tiêu chuẩn bằng những loại máy cưa lọng chuyên nghiệp. Với công đoạn này, yêu cầu người thợ cần phải có kinh nghiệm để khi xẻ sẽ không bị hao gỗ và thành phẩm cũng sẽ không bị lỗi và ít bị nứt.

Khi xẻ gỗ cần cẩn thận tránh sai sót gây ra lỗi
Khi xẻ gỗ cần cẩn thận tránh sai sót gây ra lỗi – Ảnh: Internet

Bước 2: Sấy tẩm gỗ

Phôi gỗ sau khi xẻ sẽ vẫn chứa một lượng nước lớn nên thường có độ ẩm rất cao. Nguồn nước này nó sẽ làm ảnh hưởng đến tính chất và trạng thái của gỗ. Bởi vậy việc sấy tẩm phôi gỗ tự nhiên là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện trước khi gia công thành các sản phẩm nội thất.

Sấy tẩm gỗ giúp tăng chất lượng của sản phẩm nội thất sau này
Sấy tẩm gỗ giúp tăng chất lượng của sản phẩm nội thất sau này – Ảnh: Internet

Ở công đoạn này, gỗ sau khi xẻ sẽ được người thợ mang đi ngâm trong hóa chất chuyên dụng để chống mối mọt; sau đó sẽ đưa vào lò sấy hơi nước để rút bớt lượng nước tự nhiên đang tồn đọng trong thân gỗ. Nhờ vậy mà cốt gỗ có tính ổn định, cứng chắc hơn và hạn chế được tối đa tình trạng mối mọt, cong vênh hay nứt nẻ do tác động của thời tiết. Đây cũng chính là “bí quyết” để mang lại độ bền và tuổi thọ dài lâu cho những sản phẩm nội thất được là từ gỗ tự nhiên.

Bước 3: Chọn lọc và phân loại gỗ

Sau công đoạn sấy, gỗ sẽ được tiến hành lọc và phân loại dựa theo các tiêu chí như độ mịn, kích thước, màu sắc, vân gỗ, độ bị cong vênh, nứt nẻ… Việc lọc và phân loại này sẽ giúp loại bỏ được những tấm gỗ không đạt chuẩn và lựa chọn được ra những tấm gỗ có kích thước và chất liệu phù hợp cho quá trình sản xuất của từng loại nội thất. Cách lựa chọn sẽ dựa vào những đặc tính của từng loại gỗ cũng như yêu cầu của quá trình sản xuất.

Những tấm gỗ lớn thường được sử dụng để làm phản gỗ / chiếu ngựa 1 tấm nguyên khối. Hay những tấm nhỏ hơn có thể được chế tác thành mặt bàn ăn nguyên khối, chiếu ngựa 2 tấm nguyên khối…

Việc lựa chọn và phân loại gỗ sẽ giúp quá trình sản xuất nội thất diễn ra thuận tiện hơn
Việc lựa chọn và phân loại gỗ sẽ giúp quá trình sản xuất nội thất diễn ra thuận tiện hơn – Ảnh: Internet

Lợi ích của việc sơ chế gỗ tự nhiên

  • Rút ngắn thời gian đợi gỗ khô tự nhiên. Độ ẩm đạt chuẩn của gỗ để được chế biến là từ 12-15%.
  • Việc sấy trong quy trình sơ chế gỗ sẽ làm giảm trọng lượng của gỗ, giúp hạn chế bớt công sức và chi phí vận chuyển.
  • Gỗ sau khi được sấy sẽ có kích thước ổn định và hạn chế tình trạng cong vênh hay khiếm khuyết do tác động của môi trường và thời tiết.
  • Thuận tiện cho việc tẩm ướp hóa chất bảo quản.
  • Giảm tình trạng bị sâu đục, mối mọt và nấm mốc nhờ có lớp chai trên bề mặt các miếng gỗ.
  • Thuận tiện cho việc gia công và tiết kiệm thời gian.

Tại sao lại cần sơ chế gỗ trước khi sử dụng để làm các sản phẩm nội thất?

Việc sơ chế gỗ tự nhiên có tác dụng ổn định kích thước và hạn chế được tối đa các vấn đề về mối mọt và ẩm mốc. Bên cạnh đó, nó còn thuận tiện cho việc bảo quản và tăng tuổi thọ cho nội thất gỗ. Đặc biệt, việc sấy gỗ còn làm giảm trọng lượng và giúp cho các đơn vị giảm bớt được tối đa chi phí vận chuyển.

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến bạn quy trình sản xuất gỗ tự nhiên đạt chuẩn để cho ra những sản phẩm nội thất chất lượng. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sản xuất nội thất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *